TỔNG QUAN VỀ MOTOR
TỔNG QUAN VỀ MOTOR
Trên thị trường hiện này chúng ta bắt gặp khá nhiều loại motor, ứng dụng rất thực tế trong nền công nghiệp tự động hóa. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những dòng motor thường gặp.
- Động cơ điện 1 chiều ( DC Motor)
- Brushless : là động cơ không chổi than lai giữa động cơ 3 pha và động cơ DC. Có rotor hoặc stator là nam châm vĩnh cửu, có cuộn dây được cấp dòng điện DC lệch pha 120 độ trên mỗi cuộn. Có công suất nhỏ tốc độ cao. Có bộ điều khiển ESC chuyên dụng. Ứng dụng trong ô tô điện, xe máy điện và máy bay không người lái (Drone).
Brushed Motor
Permanent Magnets: là động cơ DC chổi than có stator là nam châm vĩnh cửu. Có công suất nhỏ thường được ứng dụng trong đời sống.
Electromagnet: là động cơ DC có stator là nam châm điện. Có công suất lớn. Thường được ứng dụng trong công nghiệp.
Ưu điểm: Động cơ DC có dòng khởi động lớn. Có thể chịu tải lớn trong thời gian dài. Dễ dàng điều khiển và thay đổi tốc độ.
Nhược điểm: Do sử dụng cổ góp và chổi than nên cần phải bảo trì bảo dưỡng nhiều hơn, nhiệt lượng tỏa ra lớn hơn nên cần quạt tản nhiệt riêng biệt.
- Ứng dụng:
Động cơ DC chổi than được ứng dụng trong các hệ máy cũ được nhập theo máy để chạy torque, speed cho hệ thống thu, xả vải cuộn vải, thép,… Động cơ DC có thể được thay thế bằng động cơ IM nhưng công suất phải nâng gấp đôi (bỏ qua ràng buộc cơ khí).
- Đông cơ điện xoay chiều (AC Motor)
- Induction Motor (IM) hay Asynchronous Moto.
Là động cơ có stator là 3 cuộn dây đặt lệch nhau 120 độ. Rotor là các thanh đồng nối với nhau tạo thành mạch kín. Khi cấp điện 3 pha trên stator tạo thành từ trường xoay. Bên trong rotor sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng, và sinh ra lực F làm quay động cơ, do đó rotor sẽ chuyển động trễ hơn so với stator. IM motor rất dễ điều khiển nên thường được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực (vd: bơm, quạt, băng tải, máy nén,…). Do hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ sinh ra dòng foucault lớn nên hiệu suất thường không cao. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thì Induction Motor cũng đã đạt đến hiệu suất IE3 thậm chí IE4 (Efficiency: hiệu suất chuyển đổi điện năng sang động năng).
Điều khiển: Có thể dùng khởi động trực tiếp, sao tam giác, biến tần.
- Permanent Magnets (PM) hay Synchronous Motor: là động cơ có stator là 3 cuộn dây đặt lệch pha nhau 120 độ. Rotor là nam châm vĩnh cửu. Do sử dụng nam châm vĩnh cửu nên động cơ PM không có độ trễ giữa stator và rotor, có thể đạt chỉ số IE4. Có 3 loại PM motor:
PM thường: Theo cách dán nam châm chia làm 2 loại Interior Permanent Magnets (IPM) và Suface Permanent Magnets (SPM).
Torque Motor: Động cơ mô-men xoắn là một loại động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu không chổi than đặc biệt. Vì tải trọng được kết nối trực tiếp với rotor mà không sử dụng các phần tử truyền động, động cơ mô-men được phân loại là truyền động trực tiếp. Động cơ có nhiều cặp cực nên tạo mô-men xoắn lớn ở tốc độ thấp. Được ứng dụng trong các hệ thống thu, xả cuộn.
Servo Motor: Cũng giống như động cơ SPM, động cơ servo có thêm encoder để phản hồi vị trí cũng như tốc độ. Do có phản hồi nên Servo được sử dụng cho những ứng dụng cần độ chính xác cao như in ấn, cắt, CNC,…
Ưu điểu: điều khiển dễ dàng, chu kỳ bảo dưỡng dài, ít hư hỏng.
Nhược điểm: tùy từng dòng mà AC moror mà có thể hiệu suất thấp, đòi hỏi cài đặt đặt chính xác phụ thuộc vào tay nghề của kỹ sư.
Ứng dụng:
Động cơ IM: Dễ dàng sử dụng nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Động cơ PM Thường: Ứng dụng trong hệ thống thu xả cuộn, máy nén khí,…
Động cơ Servo: Ứng dụng nhiều trong ngành in ấn, dao cắt động, và những ứng dụng điều khiển vị trí như CNC, robot, …
Bài viết liên quan
Tại sao cần dùng Khởi động mềm, AC Drive, DC Drive, Servo Drive trong động cơ điện?
BIẾN TẦN BOSCH REXROTH VFC 3610
Phần chìm của tảng băng trong bảo trì