Chức năng của Biến tần

Mang trong mình những tiện ích vượt trội, đến nay biến tần đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong các hệ thống máy móc, đặc biệt là trong ngành tự động hóa.

1. Thay đổi tốc độ động cơ, đáp ứng yêu cầu công nghệ

Nguyên lý làm việc của biến tần dựa vào 3 bộ phận chính gồm: bộ chỉnh lưu, bộ lọc và bộ nghịch lưu. Trong đó:

  • Bộ chỉnh lưu: biến đổi nguồn điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha thành nguồn điện 1 chiều (điện áp DC) và lưu trữ trong tụ điện.
  • Bộ lọc: sử dụng để lọc phẳng điện áp DC.
  • Bộ nghịch lưu: áp dụng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM thông qua hệ IGBT (Transistor lưỡng cực có cổng cách ly) tạo ra điện áp 3 pha đối xứng.
  • Công thức tính tốc độ động cơ: N = (2x60xf)/P

F là tần số điện áp cấp cho động cơ

P là số cặp cực động cơ

Dựa theo nguyên lý làm việc, biến tần điều chỉnh tần số điện áp ngõ ra 3 pha đối xứng cấp nguồn cho động cơ, từ đó cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ, đáp ứng yêu cầu công nghệ.

chuc-nang-cua-bien-tan-h2217
Chức năng của biến tần là thay đổi tốc độ động cơ, đáp ứng yêu cầu công nghệ

2. Bảo vệ động cơ, giảm hao mòn cơ khí

Biến tần thay đổi tốc độ động cơ từ lúc khởi động đến tốc độ định mức vì thế dòng điện khởi động không vượt 1.5 lần so với dòng điện khởi động sao – tam giác và 4 – 6 lần dòng điện khởi động trực tiếp.

Biến tần tích hợp chức năng bảo vệ quá tải, quá dòng, cao áp, thấp áp giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ động cơ.

Biến tần điều chỉnh quá trình khởi động của động cơ êm ái tránh hiện tượng sốc và giảm hao mòn cơ khí.

3. Tiết kiệm năng lượng

So với khởi động trực tiếp, dòng điện khởi động bằng biến tần giảm từ 4 – 6 lần, vì vậy lượng điện năng tiêu thụ giảm từ 20 – 30%.

Ngoài ra, đối với các ứng dụng điều khiển bơm, quạt, máy nén khí… hoặc các ứng dụng khác cần điều khiển lưu lượng, áp suất, biến tần sẽ giúp giảm/dừng động cơ trong chế độ không tải, từ đó tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ.

chuc-nang-cua-bien-tan-h1217
Chức năng của biến tần là tiết kiệm năng lượng tiêu thụ

4. Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Biến tần có thể giúp động cơ chạy với tốc độ cao hơn. Do đó đối với nhiều ứng dụng như ngành dệt, nhuộm, dệt, biến tần giúp tăng năng suất so với sử dụng nguồn trực tiếp.

5. Kiểm soát hoạt động của hệ thống qua các thông số vận hành

Biến tần có các thông số giám sát động cơ bao gồm: tần số hoạt động, tốc độ, điện áp, dòng điện… giúp người vận hành kiểm tra tình trạng hoạt động một cách dễ dàng để có hướng xử lý và điều chỉnh phù hợp đem đến hiệu quả cao hơn.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập website  hoặc liên hệ hotline: 09 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.

638
24/08/2021

Trao đổi nội dung về sản phẩm