Tại sao cần dùng Khởi động mềm, AC Drive, DC Drive, Servo Drive trong động cơ điện?

1. Các loại Động điện:

  • Động cơ không đồng bộ (Asynchronous Motor/Induction Motor_IM): động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc, động cơ không đồng bộ rotor dây quấn.
  • Động cơ đồng bộ (Synchronous Motor/Permanent Magnet Synchronous Motor_PM).
  • Động cơ 1 chiều (DC Motor).
  • Động cơ servo.
  • Động cơ khác.

2. Khởi động/điều chỉnh tốc độ động điện:

Khi khởi động/điều chỉnh tốc độ động cơ điện sẽ làm cho hệ thống điện xung quanh bị ảnh hưởng (điện áp lưới bị sụt giảm, dòng điện khởi động lớn, …). Các máy móc, thiết bị nhiều lúc cũng có yêu cầu phải đảo chiều, thay đổi tốc độ …

Từ đây có yêu cầu phải giảm áp/giảm dòng khởi động, thay đổi tốc độ động cơ điện, … Từ yêu cầu này cộng với đặc điểm riêng biệt của từng loại động cơ điện mà xuất hiện các phương pháp khởi động hay điều chỉnh tốc độ khác nhau.

+ Phương pháp trực tiếp: Cấp điện vào thẳng động cơ điện.

Đơn giản, rẻ tiền nhưng không làm giảm áp/giảm dòng lúc khởi động và không điều chỉnh được tốc độ.

Ứng dụng cho các động cơ điện công suất nhỏ/siêu nhỏ, chỉ chạy với một tốc độ duy nhất.

 

+ Phương pháp khởi động/điều chỉnh tốc độ truyền thống

(với động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc là đổi nối sao-tam giác, dùng biến áp tự ngẫu, dùng cuộn kháng; với động cơ không đồng bộ rotor dây quấn là dùng điện trở phụ đặt vào rotor của động cơ).

Chi phí đầu tư ở mức trung bình, có làm giảm áp/giảm dòng lúc khởi động, thường gây ra tia lửa điện và chất lượng khởi động/điều chỉnh tốc độ ở mức trung bình.

Hiện tại còn gặp ở những nhà máy, xưởng sản xuất chưa có điều kiện đầu tư và cải tạo thiết bị.

 

+ Phương pháp khởi động/điều chỉnh tốc độ hiện đại.

Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà hiện nay chúng ta có các bộ biến đổi sử dụng các mạch và phần tử điện tử bán dẫn (Khởi động mềm, AC Drive, DC Drive, Servo Drive). Các bộ biến đổi này rất hiệu quả trong quá trình khởi động hay điều chỉnh tốc độ động cơ điện.

Chi phí đầu tư ở mức cao nhưng an toàn, tiện lợi; chất lượng khởi động/điều chỉnh tốc độ ở mức cao.

Xuất hiện ngày càng nhiều trong các máy móc, dây chuyền sản xuất.

Khởi động mềm thì rẻ tiền hơn nhưng chỉ tham gia vào lúc khởi động và dừng, không thay đổi được tốc độ.

AC Drive, DC Drive, Servo Drive thì đắt tiền hơn nhưng tham gia đầy đủ vào lúc khởi động, thay đổi tốc độ và dừng.

 

+ Phân loại theo cấp điện áp.

  • Hạ áp (Low voltage_LV, điên áp ≤ 1000 V hay 01 kV).
  • Trung áp (Medium voltage_MV, điện áp từ 01 kV đến 35 kV và thông thường cỡ khoảng một vài kV).
  • Cao áp (Điện áp từ 35 kV đến 220 kV).
  • Siêu cao áp (Điện áp trên 220 kV).

Với động cơ điện chúng ta thường thấy các cấp điện áp là hạ áp và trung áp còn cao áp và siêu cao áp thì gần như không có.

 

Đơn vị cung cấp Khởi động mềm, AC Drive, DC Drive, Servo Drive

Công ty IPS Engineering

Hotline: 0934 666 822

Zalo: 0934 666 822

740
07/04/2023

Trao đổi nội dung về sản phẩm